Công dụng của cỏ lúa mì

Với hàm lượng dinh dưỡng cực kì cao, khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 amino acid và hơn một trăm enzyme, cỏ lúa mì có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải độc cho cơ thể, ngăn ngừa và điều trị rất nhiều căn bệnh như: ung thư, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gout, tim mạch, cao huyết áp… Cỏ lúa mì được xem là thực phẩm thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người.

Giới thiệu về cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì là tên gọi của cây lúa mì non. Nó mọc dày giống như cỏ và có màu xanh tươi. Cỏ lúa mì có lợi ích trong y học tự nhiên và có công dụng cụ thể có lợi cho sức khỏe con người.

Trước đây, cỏ lúa mì chỉ được trồng để cho động vật ăn. Sau những nghiên cứu và trong những năm gần đây, cỏ lúa mì trở thành một loại thực phẩm bổ sung và là một loại siêu thực phẩm.

Cỏ lúa mì có nguồn gốc từ họ cây Triticum aestivum. Và được thu hoạch vào lúc còn non, khi đạt đủ kích thước, từ 7 – 10 ngày sau khi hạt nảy mầm.

Có người còn gọi cỏ lúa mì là “Máu xanh (green blood)”. Bởi vì nó chứa hàm lượng chất diệp lục rất cao, khiến cho nước ép cỏ lúa mì có một màu xanh đậm rất đẹp mắt.

Cỏ lúa mì chứa rất ít calo nhưng lại giàu vitamin, khoáng chất, và enzyme. Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng cỏ lúa mì có thể có đặc tính chống ung thư.

Một nghiên cứu vào năm 2018 ghi nhận rằng các protein và các chất chống oxy hóa trong cỏ lúa mì có thể giúp:

  • Ngăn ngừa nhiều bệnh tật
  • Giảm stress oxy hóa
  • Tăng cường trao đổi chất và lưu trữ năng lượng.

Cỏ lúa mì có thể được sử dụng dưới dạng nước ép trái cây, bột hoặc viên nén.

 

Coluami Shopmeoxam Banner 5

Công dụng của cỏ lúa mì

Có lúa mì có nhiều lợi ích đa dạng.

Chống oxy hóa và chống viêm

Giống như các sản phẩm thực vật khác, cỏ lúa mì chứa các thành phần hoạt động như chất chống oxy hóa. Những chất này mang lại lợi ích sức khỏe giống như các loại thực vật khác.

Khi cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, nó tạo ra các sản phẩm phụ độc hại. Nếu các chất độc này vẫn còn trong cơ thể, nó gây ra stress oxy hóa. Mức độ stress oxy hóa cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ những chất độc này.

Chất chống oxy hóa cũng giúp chống lại chứng viêm mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một chất không mong muốn. Khi cơ thể phản ứng với nhầm với thứ không phải là mối đe dọa, vấn đề sức khỏe sẽ phát sinh. Ví dụ các bệnh tự miễn dịch như: viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường loại 1 và bệnh vẩy nến…

Chất chống oxy hóa bao gồm các loại vitamin A, C, E, …

Phòng ngừa và điều trị ung thư

Một số nhà khoa học nói rằng cỏ lúa mì có cấu trúc tương tự với huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố là một loại protein giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Vì lý do này, có tranh luận cho rằng cỏ lúa mì có thể tăng cường cung cấp oxy cho máu.

Các enzyme trong cỏ lúa mì có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương ADN do oxy hóa.

Trong một thí nghiệm vào năm 2017, các nhà khoa học này đã áp dụng chế phẩm cỏ lúa mì để điều trị tế bào ung thư miệng (ung thư tế bào vảy ở miệng). Họ phát hiện ra rằng, tế bào ung thư phát triển chậm lại. Họ đã đề xuất cỏ lúa mì trở thành nền tảng của một loại thuốc đặc trị ung thư miệng trong tương lai.

Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2015 cũng cho thấy rằng cỏ lúa mì làm chậm sự phát triển của ung thư ruột kết và khiến một số tế bào ung thư chết.

Một nghiên cứu trên chuột năm 2015 kết luận rằng cỏ lúa mì có thể giúp cơ thể chống lại bệnh bạch cầu, đặc biệt là những người có nguy cơ do tiếp tiếp xúc với benzen. Các nhà nghiên cứu tin rằng các hợp chất flavonoid và polyphenolic trong thành phần methanol của thực vật có thể giúp ngăn ngừa bệnh bạch cầu phát triển trong các tế bào tủy xương.

Theo một đánh giá năm 2015, cỏ lúa mì cũng có thể cải thiện tác dụng của hóa trị liệu. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng chỉ ra rằng khi được sử dụng cùng với hóa trị liệu, cỏ lúa mì có thể:

  • Tăng hiệu quả trị liệu
  • Giảm tác dụng của hóa trị liệu.

Chống nhiễm trùng

Một số nghiên cứu năm 2015 cho thấy cỏ lúa mì có thể giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của một số bệnh nhiễm trùng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích trong việc điều trị nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh, hoặc những người bị dị ứng với thuốc kháng sinh cụ thể.

Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả của một thí nghiệm được thực hiện trong một ống nghiệm. Các phát hiện chỉ ra rằng cỏ lúa mì có đặc tính kháng khuẩn, nhờ đó có thể chống lại:

  • Một số loại nhiễm trùng liên cầu (strep)
  • Một số dạng vi khuẩn Lactobacillus

Vi khuẩn lactobacillus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng răng miệng.

Điều trị chứng đau dạ dày ruột

Các nhà y học cổ truyền từ lâu đã sử dụng cỏ lúa mì để giảm đau dạ dày và kiểm soát các vấn đề nhỏ về đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác.

Cỏ lúa mì có hàm lượng chất xơ cao và chất xơ này giúp đường ruột khỏe mạnh.

Tác giả của một nghiên cứu năm 2014 cho rằng cỏ lúa mì có thể giúp điều trị viêm loét đại tràng, một tình trạng viêm ảnh hưởng đến ruột già.

Trong một nghiên cứu nhỏ với 23 người tham gia, một số người tiêu thụ 100 ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày trong một tháng trong khi những người khác dùng giả dược. So với những người dùng giả dược, những người uống nước ép cỏ lúa mì có kết quả:

  • Ít dấu hiệu bệnh tật.
  • Giảm chảy máu trực tràng.

Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2

Nhiều người đã sử dụng cỏ lúa mì như một loại thuốc truyền thống để điều trị bệnh tiểu đường loại 2, và một số nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nó có thể hữu ích.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 trên chuột cho thấy cỏ lúa mì làm tăng mức insulin và giúp giảm lượng đường trong máu.

Các chuyên gia tin rằng chứng viêm đóng một vai trò trong bệnh tiểu đường. Bằng cách chống lại chứng viêm, cỏ lúa mì cũng có thể giúp mọi người kiểm soát cả bệnh tiểu đường và một số biến chứng của nó.

Béo phì

Béo phì là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường. Cùng với huyết áp cao, cholesterol cao và các vấn đề sức khỏe khác, chúng tạo nên một tình trạng mà các bác sĩ gọi là hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa thường bắt đầu bằng chứng béo phì. Các nhà khoa học tin rằng chứng viêm đóng một vai trò quan trọng.

Một nghiên cứu trên chuột được công bố vào năm 2014 cho thấy cỏ lúa mì có thể giúp điều trị bệnh béo phì. Những con chuột tiêu thụ chiết xuất cỏ lúa mì tăng cân ít hơn và có ít biến chứng liên quan đến béo phì hơn những con không ăn.

Lợi ích khác

Cỏ lúa mì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác với các chứng bệnh như:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh tim
  • Rối loạn máu, chẳng hạn như bệnh thalassemia

Y học cổ truyền sử dụng cỏ lúa mì để:

  • Cải thiện tiêu hóa
  • Hạ huyết áp
  • Loại bỏ kim loại nặng khỏi máu
  • Cân bằng hệ thống miễn dịch
  • Giảm bệnh gút

Tuy đã có nhiều bằng chứng cho thấy những công dụng này, nhưng nhiều nhà khoa học tin rằng cần có thêm nhiều nghiên cứu lớn hơn trước khi sử dụng chính thức cỏ lúa mì như một phương pháp điều trị hiệu quả.

Coluami Shopmeoxam 2

Thành phần dinh dưỡng

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một muỗng canh bột cỏ lúa mì hữu cơ 8 gam (g) chứa:

  • Năng lượng: 25 calo
  • Chất đạm: 1 g
  • Carbohydrate: 6 g, hoặc 2% nhu cầu hàng ngày của người lớn hoặc giá trị hàng ngày (DV)
  • Chất xơ: 4 g, hoặc 14% DV
  • Canxi: 24 miligam (mg)
  • Sắt: 1 mg, hoặc 6% DV
  • Vitamin K: 86 microgam, hoặc 70% DV

Một nghiên cứu 2018 cho thấy rằng cỏ lúa mì là một nguồn cung cấp protein, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất dồi dào.

Theo các tác giả, các protein trong cỏ lúa mì có thể giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau và căng thẳng oxy hóa, cũng như giúp cơ thể chuyển hóa và dự trữ năng lượng.

Rủi ro khi sử dụng cỏ lúa mì

Hầu hết các nghiên cứu báo cáo không có tác dụng phụ đáng kể sau khi tiêu thụ cỏ lúa mì, nhưng điều này có thể phụ thuộc vào hình thức sử dụng sản phẩm và cơ địa của từng người.

Một số người có thể bị mẫn cảm hoặc dị ứng dẫn đến phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, những người bị bệnh celiac và những người nhạy cảm với gluten vẫn có thể thưởng thức cỏ lúa mì vì chỉ có hạt lúa mì chứa gluten, còn cỏ lúa mì thì không chứa gluten.

Một nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của cỏ lúa mì đối với trẻ em mắc bệnh thalassemia, phát hiện ra rằng ban đầu một số người dùng có vấn đề về đường tiêu hóa, nhưng những vấn đề này sẽ giải quyết trong vòng vài ngày.

Hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh rằng cỏ lúa mì có thể chữa khỏi bất kỳ bệnh nào. Vì vậy không nên dùng cỏ lúa mì để thay thế cho việc điều trị y tế.

Bất kỳ ai đang cân nhắc sử dụng cỏ lúa mì nên nói chuyện với bác sĩ của họ trước, vì một số liệu pháp bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc khác. Bác sĩ cũng có thể tư vấn về nguy cơ dị ứng và không dung nạp.

Mẹo sử dụng nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì có vị giống như cỏ, và mùi vị này có thể chế ngự các hương vị khác.

Làm thế nào để nước ép cỏ lúa mì ngon hơn

Cỏ lúa mì có một hương vị cỏ khá mạnh. Bạn có thể trộn nước ép hoặc bột cỏ lúa mì với nướp ép hoặc sinh tố trái cây có hương vị mạnh hơn (ví dụ dứa) để dễ uống và ngon miệng hơn. Hoặc có thể trộn với sữa.

Cỏ lúa mì cũng có sẵn ở dạng viên nang, hầu như loại bỏ mùi vị. Một số viên nang có hương vị cũng có sẵn.

Mọi người chỉ nên mua các chất bổ sung từ cỏ lúa mì từ một nguồn đáng tin cậy, vì hầu hết các sản phẩm cỏ lúa mì hiện nay chưa được kiểm định.

Lưu ý bổ sung

Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả đầy hứa hẹn về lợi ích của cỏ lúa mì, nhưng hầu hết chỉ là những nghiên cứu nhỏ. Người ta vẫn chưa chắc chắn rằng liệu cỏ lúa mì có thể tự điều trị hoặc ngăn ngừa bất kỳ tình trạng y tế cụ thể nào hay không.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều đồng thuận rằng cỏ lúa mì rất tốt, và nó một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống hàng ngày và có thể bổ trợ cho các phương pháp điều trị y học cổ truyền.

Khi có nhiều nghiên cứu lớn và cụ thể hơn, thì cỏ lúa mì mới được khẳng định là một phương pháp điều trị y tế hiệu quả cho các tình trạng y tế cụ thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại vẫn chưa thể kết luận.

Nguồn: